Hotline: 0968133153
Tin tức hoạt động được Trung tâm cập nhật liên tục
Ở Việt Nam không hiếm những vị “Đạo cao đức cả”, dùi mài kinh sử, kiên tâm theo đuổi những luận lý kinh điển mà họ tôn phục để tìm ra ánh sáng trí tuệ. Nhưng bên cạnh đó là một đội ngũ khổng lồ, từ giới thầy bà rởm đến lớp thần dân đa đạo, được xem như lới người luôn ở trạng thái “Cận duy tâm”.
Nhìn khái quát, dân tây ít duy tâm hơn dân ta. Có lẽ trong đời sống tinh thần của họ nếu theo Thiên chúa giáo chẳng hạn thì chỉ có Chúa là hình tượng gần như thượng tôn để họ sùng kính hay muốn được che chở.
Nhưng ngay trong hình tượng này, họ cũng chỉ nương nhờ một cách… đại thể, nhiều khi như một thói quen, một nét văn hóa. Tôi đã tiếp xúc và phỏng vấn nhiều trung niên Ý, Ba Lan là công dân của những nước gần như theo Cơ đốc giáo toàn tòng thì thấy, họ hiểu biết về tôn giáo của họ thực chất cũng không được bao lăm. Ngày chủ nhật, ngày lễ trọng nếu gần nhà thờ, có điều kiện thì đi, không thì thôi, vẫn đi du lịch, cặp bồ, câu lạc bộ vui vẻ, thoải mái mà không hề coi đó là “phạm thượng” là “tội lỗi” hay sự khiếm khuyết.
Ngay trong đội ngũ những người theo Chúa Giêsu cũng chia làm nhiều ngả. Nước Mỹ, Canada và vài nước khác theo phái Tin Lành, thì còn đơn giản hơn, hình tượng để họ thờ phượng duy nhất là cây thập giá. Họ không công nhận hình hài, đường nét của các họa sỹ tạo ra mà ai cũng đẹp, ai cũng cao sang như rất nhiều, rất nhiều hình thể về chúa cha chúa con, Đức mẹ, các Tông đồ ta thường thấy ở các nhà thờ Việt Nam.
Tôi đã tận mắt chứng kiến hai buổi lễ rửa tội cho các cháu sơ sinh ở hai nhà thờ một ta và một tây.
Ở nhà thờ ta trên đường Nguyễn Văn Quá quận 12 TP HCM, buổi lễ dành cho các cháu nhỏ từ vài tuần đến 6 tháng tuổi kéo dài tới hơn nửa giờ từ lúc tất cả mọi người đọc vài loại kinh kệ cho đến lúc cha xứ làm phép xong. Nếu kể cả thời gian các bà mẹ bồng bế con chờ đợi dưới cái nóng gay gắt của mùa khô nam bộ hết buổi lễ trước và làm xong các thủ tục này, là gần hai giờ đồng hồ.
Còn ở nhà thờ tây, Giáo đường Don Bosco thì buổi lễ này chỉ kéo dài 10 phút là xong.
Hồi những năm sáu mươi ở miền bắc, nếu có một em bé ra đời, nhà thờ ở xa, phương tiện đi lại khó khăn, chỉ cần một bà giáo dân bình thường, đọc kinh và làm phép rửa tội cho cháu bé trong 5 phút là xong. Hiện nay tôi vẫn gần gũi những em được bà Bình Thứ ở xã Phùng Xá huyện Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ làm phép rửa tội kiểu đó đã trưởng thành tốt là là những giáo dân tốt. Lòng sốt mến Chúa của những người này không kém ai.
Ấy vậy nhưng nếu quan sát về mặt hiện tượng, xem như Chúa cũng dễ tính, Ngài không thấy cách thờ phượng đơn giản, cô đọng của người Mỹ, Canada là khiếm khuyết, là lỗi hay là thiếu tôn trọng, thiếu niềm tin với ngài, ngài vẫn tạo điều kiện cho các con chiên của ngài luôn có cuộc sống ổn định, tăng trưởng cao nhất nhì thế giới.
Trở lại Việt Nam, hai mươi năm đổi mới vừa qua, có lẽ sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất, nằm trong 05 nhóm:
- Bưu điện và viễn thông.
- Dòng âm nhạc hỗn độn tạm gọi là “nhạc trẻ”.
- Y tế và giáo dục tư nhân.
- Hệ thống văn bản pháp quy kể cả Luật và dưới luật.
Cuối cùng là sự phát triển gần như mất kiểm soát của đền đài, chùa chiền. Các trường phái tôn sùng, hành đạo theo các trường phái đó. Lễ hội và các dịch vụ ăn theo.
Trong bài này thì tôi liệt kê “nó” ở dòng cuối nhưng để dễ nhấn mạnh nhưng trong đời sống, nó can dự, chi phối vào đủ mọi hang cùng ngõ hẻm của lãnh thổ, hang cùng ngõ hẻm của tâm hồn con người và chen vào cả việc tiêu tiền từ ngân sách quốc gia.
Ngày xưa cả huyện hai vài huyện chỉ có một ông thầy bói. Ông này để chỉ dạy được thiên hạ là đã phải trải qua cuộc “sôi kinh nấu sử” hàng chục năm và phải có “duyên“ với nghề mới trụ được.
Gần đây, khi thực hiện loạt bài này, tôi tìm lại được một vị, tuổi 82 những còn tráng kiện ở trên núi Tam Đảo. Cụ này thuộc bậc cao lão khả kính ở ngoài đời và là một thầy tử vi mạnh vào thập niên sáu mươi-tám mươi. Với tôi, trước đây cụ là “thần tượng” của riêng mình vì tôi tận tai nghe cụ tiên đoán đúng vài vấn đề vĩ mô, trong đó có vụ cụ nói trước năm mất của một lãnh tụ
Hiện nay tôi vẫn giữ mối quan hệ tốt này.
Dù vẫn giữ nguyên tìm cảm kính mến của tình bạn vong niên trước đây nhưng lần này, tôi ngầm đặt cụ vào đối tượng để trắc nghiệm. Tôi hỏi cụ: Thưa cụ, cháu có đứa cháu sinh 7 giờ 02 phút ngày 15 tháng 2 dương lịch, giờ đó là giờ gì?. Cụ đáp rất nhanh: Giờ Thìn!
Tôi lại vờ hỏi: Mẹ bạn cháu mất, định ngày kia (ngày 26 tháng 4 năm 2010) chôn cất, xin cụ tính giùm.
Cụ nhẩm tính rồi phán “Không được” Ngày này có “cô thần” giống như “quả tú” với người ở dương thế. Chôn cất xong, không ai đến thăm viếng gì nữa. Cùng với cái “cô thần” kia là vài nét khác, bất lợi cho con cháu.
Đến đây, tôi giở bài ngửa ra trong một trình bày thận trọng và nghiêm chỉnh. Tôi trưng ra hai quyển sách, giở sẵn ra các trang cấn chứng minh, bản dịch tốt của những trang này, bản coppy để cụ giữ lại đối chứng sau này, sách của Trung Quốc và một bản của Nhật. Tôi đọc rõ một nguyên tắc chọn giờ khởi phát trong thuật tử vi. Tại đây nếu theo quy định như một cái “chuẩn” thì cụ đúng. 7 giờ 02 phút là giờ “Thìn” bởi vì từ 7 giờ đúng đến 9 giờ đúng là giờ Thìn (hiện còn có học giả đề nghị xem xét lại “chuẩn này” và đặt ra nghi vấn: có thể giờ tý khởi từ đúng 12 giờ. Vấn đề này ta bàn sau).
Nhưng, ngay bậc thầy khả kính kia chưa thấu tới một quy định khác là cung giờ có xê dịch theo vận động của Thái dương hệ. Nghĩa là nó cũng sớm lên, muộn đi chút ít theo mùa. Vào thời đểm giả định tôi đặt ra để hỏi thầy, giờ tý khởi chậm mươi phút cho nên, 7 giờ 2 phút thực ra vẫn ở cung giờ “Mão”.
Đến chuyện xem ngày chôn cất. Thầy đã đúng tất cả. Ngày này là ngày “độc” hầu như không thể làm được bất cứ việc gì, nhưng dùng chôn cất rất tốt. Tôi trình thầy văn bản ghi rõ nội dung này.
Sau trao đổi này, tôi nghĩ thày sẽ buồn nhưng không, thầy vẫn điềm tĩnh, “Cháu biết không, ngày xưa khi quen biết mấy lần cháu bày tỏ ý muốn theo tôi học nghề nhưng tôi gạt đi mặc dù tôi rất quý cháu, quý cái sở học của cháu. Nếu cháu muốn học thì chắc không khó khăn lắm.
Điều tôi chưa nói hết hồi đó là: Nghiệp làm thầy, phải chịu ba cái nghiệt là: Nhất bần Nhị tử Tam vô tự.
Nếu không nghèo thì chết non, nếu không chết non, không nghèo thì không có con kế tự. Ác thế đấy.
Tại sao một nghề đem tri thức thượng thặng như vậy để làm vui cho đời, để tránh hậu họa cho người mà phải trả giá như vậy cháu biết không?
Hai nét cháu vừa đưa ra để “thử” tôi có thể đúng. Tôi có thể sai. Chuyện đó là bình thường.
Tiền nhân dạy “Thiên kinh vạn bản” để nói lên rằng, tri thức nhân loại được đúc kết theo vô vàn trào lưu, vô vàn phương pháp và được ghi ở vô vàn văn bản hay truyền khẩu khác nhau. Thày có thể tiếp thu được nhiều vấn đề nhưng không thể tiếp thu hết mọi vấn đề.
Nếu cái sai của thầy ở dạng như trường hợp bốc ngày cho người ta chôn cất trên đây chỉ tước đi một ngày tốt, một cơ may thì ở quẻ tử vi, nếu nay mai thực hiện các “nghiệp vụ” khác sẽ sai hết. Vợ chồng có thể li tán, các tín hiệu gia sự bị phỏng đoán sai hướng v.v…
Chính lúc này, thầy mắc tội rất lớn, tạo nên tình cảnh “Gà lành biến thành gà què” là chuyện thường. Chuyện nhầm lẫn này, nhiều khi là một mạng người.
Tong một cuộc đời làm thầy, không hiếm những nhầm lẫn như vậy.
Bởi thế, mươi năm nay tôi nghỉ xem bói, chuyển qua nghề chăm cây cảnh và đọc sách. Mười năm qua, tôi đọc cỡ 50 đầu sách lớn của nhân loại mà vẫn chưa “đọc” được điều cháu đề cập hôm nay!
Tôi chia tay thầy, lòng trĩu nặng một nỗi âu lo không tên tuổi: Ngày nay, ở xứ ta, thày bà mọc lên như nấm sau mưa, nấm độc, nấm lành chen vai thích cánh…
Có nhiều điều để nói về các “thầy” này nhưng tựu chung, tôi nghĩ hiếm thầy nào đọc được cái quy ước, cái lời nguyền ba điểm dành cho giới làm thầy mà thầy tôi nói trên đây: nhất bần, nhị tử, tam vô tự.
Họ đang hành nghề theo yếu tố thứ tư “… nhưng mau giàu, nhưng dễ được người đời “kính nể”.
Quý bạn đọc thân mến.
Ngày nay, không hiếm những người mà không ai lãnh đạo, chỉ đạo được họ nhưng họ lại chấp hành rất nghiêm chỉnh một… cuốn sách trị giá 10 ngàn đồng.
Họ làm gì, đi đâu, ký kết hợp đồng đều “căn” vào cuốn ‘lịch vạn sự” này.
Còn những người cẩn thận hơn, thì tin vào sự chỉ giáo của một ông thầy, một bà cốt nào đó như loạt bài này miêu tả.
Với cách sống này, những người sống “cận duy tâm” này thường phải trả giá.
Thứ nhất là mất đi cái sự hồn nhiên, vô tư trong cuộc sống. Họ làm gì, ăn gì, bước chân đi đâu, gặp ai, ký kết với ai, mặc áo màu gì, chơi cây cảnh gì đều tự xét nét, đều ép mình theo những quy ước khốn khổ. Nhiều thanh niên yêu vài năm một Ý trung nhân, mọi điều kiện đã chin mùi cũng không thể cưới nhau vì thầy nói, nếu lấy nhau là chết!
Thứ hai là nhiều lúc trở thành… phi đạo lí.
Đã có một gia đình ở Yên Bái, khi cháu nội bị tai nạn cầu thang chết tại Hà Nội, cha mẹ cháu thuộc diện ăn thuê làm mướn chưa có nhà, nay thuê xe chở cháu về nhà ở quê làm tang và chôn cất nhưng cả nhà kiên quyết chống đối không cho cháu vào nhà vì tin lời thầy. Đến khi cha đứa bé phải lên giọng đe dọa sẽ phá tanh bành gia cư nếu không cho con anh ta vào nhà làm đám, họ mới chịu.
Gần mười năm nay, gia cảnh nhà này vẫn bình an, phát triển.
Có người ở miền bắc mất cả chục năm tìm kiếm mộ phần Liệt sỹ ở đất phương nam, cả gia đình sống trong nỗi băn khoăn, day dứt khôn nguôi khi người thân vẫn chưa trở về với quê cha đất mẹ.
Đến khi nhờ các liên lạc quý giá với đồng đội cũ, đã tìm được mộ nhưng rồi …bỏ luôn vì thầy phán: nếu anh này về, nhà sẽ bị phiền phức, bởi gia đình trong sáu năm đã có hai cái tang. Hỏi ra mới biết, hai cái tang kia là của hai bề trên trong họ một người 79 tuổi, còn một người mới… 99 tuổi mới quy tiên!
Có những người nhận được giấy gọi vào trường đại học Thủy sản nhưng thầy nói không được vì anh này “Mình Hỏa” mà học “Thủy” là khắc, nước sẽ dập tắt lửa ngay, khó làm nên ăn và có thể bị… chết!.
Kiểu này đã khiến nhiều người ở trạng thái cận duy tâm sống dở chết dở và từ bỏ nhiều vận hội của mình.
Cái giá phải trả lớn nhất là họ tự tước đi quyền được sống, được hạnh phúc như bao nhiêu người khác mà luôn bị bó buộc bởi bao nhiêu ước lệ phiền phức suốt một cuộc đời!
Trước khi trở lại thể tài sát với vấn đề Trưởng thành của con người, tôi cho đăng lại đây 10 bài này, nguyên là loạt bài đã đăng trên báo Kienthuc.net để bàn đến đề tài này, hy vọng mỗi bạn đọc sẽ rút đúc được đôi điều để hoàn thiện những tư duy của mình, gạn đục khơi trong, tìm đến những giá trị thật sự của cuộc sống cho cuộc đời này cao đẹp hơn.
Kết lại bài này, xin dẫn ra một hiện tượng, nó sẽ nói lên nhiều điều.
Cách đây mươi ngày, có một người khời sự một đại nghiệp vào ngày 8/5/Quý tỵ (ngày âm lịch) Đương nhiên, đã được chủ sự quan tâm và “chấp hành” theo sách “Lịch vạn sự”.
Nét trội nhất của ngày này là ngày HOÀNG ĐẠO (ngày của vua, ngày vua khởi phát đi vi hành, ngày khai mở…). Tại ngày này, nếu theo “Lịch vạn sự” thì còn là ngày “Thiên Phúc” (được phúc của trời) nữa. Ngày này được đặc định là ngày cầu tài cầu lộc, lộc sẽ đến.
Nhưng, như trên đã nói, trong bầu trời thần học, có “thiên kinh vạn bản”, có nhiều lí thuyết khác nhau cùng tồn tại.
Theo “Lịch vạn sự” thì như vậy, nhưng khi xem ngày, người ta còn căn theo nhiều yếu tố khác nữa.
Ví dụ như phải xem xét đến phép Ngũ Hành, Phép Lục Nhâm, quan hệ Can-Chi, Bát quái và trên hết là lịch “Nhị thập bát tú”. Đây là một căn bản rất lớn trong khi xem ngày.
Chiếu lại cho vụ kia, chủ sự sinh năm 1972, là năm Nhâm Tý. Ngày đó chính là ngày Nhâm Tý, ngày tuổi, không được.
Cùng ngày đó, còn là ngày THỤ TỬ, có thể là con người, có thể là sự nghiệp dễ bị “Tử”, không được.
Ngày này cũng là ngày kiêng kỵ xuất hành thì đây là ngày đầu tiên cho một bước đi mới: không được.
Trên hết là chiếu theo phép Lục Nhâm, ngày này là Đại Hung, rất xấu.
Cuối cùng, theo Nhị thập bát tú (28 ngôi sao) một chu trình quy quản tất cả mọi việc trên dương thế) thì ngày này là sao Đê Thổ Lạc, rất xấu với mọi việc.
Tóm lại, Với một sự “Khởi nghiệp” mà là một cái “Nghiệp” rất trọng đại, liên quan đến rất nhiều người, nằm trong một khát vọng thủ tiến cực kỳ lớn nhưng việc chọn ngày bất ổn.
Về sau, bởi tác động của Nhà tư vấn, họ đã điều chỉnh sang một cung giờ, ngày tốt hơn.
Điều đáng nói là:
Nhân gian có câu “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”.
Việc “nghe” có nghĩa là tiếp thu đầy đủ, tiếp thu nghiêm cẩn nội dung và những thành tố liên quan, trước khi quyết định là một điều không dễ.
Nhân gian cũng có câu: Vô tri vô sách, quỷ thần bất trách (nếu không biết gì, thần thánh không bắt tội).
Nếu Quý bạn đọc có nhu cầu về riêng khoản xem ngày, muốn tiếp cận được những giá trị đích thực, những quy phạm tử tế, đàng hoàng, phi vụ lợi thì hãy gửi cho địa chỉ Email: huycuongtamnhin@yahoo.com hoặc gọi về số máy nóng của chương trình CNN nói rõ một đề nghị, sẽ được đáp ứng nhanh.
Bài viết này kết lại loạt bài NHỮNG NGƯỜI THÍCH VỊT (báo kienthuc.net.vn đặt tựa đề là “Cãi thánh thần”). Đề tài này chỉ tạm dừng để dành “đất” cho đề tài chủ đạo của Website tuvantruongthanh.com, sẽ trở lại sau.
Tiếp theo, trang này sẽ đem đến cho bạn đọc một loạt bài rất đáng quan tâm: Khi con mình giỏi!
Nguyễn Huy Cường