Hotline: 0968133153
Tin tức hoạt động được Trung tâm cập nhật liên tục
Năm mười chín tuổi, cô Thanh Thanh từ Bến Tre lên thành phố Sài Gòn làm công nhân cho một công ty chế biến thủy sản đông lạnh liên doanh với Nhật Bản.
Là con em nông dân nên mọi gian khổ, bó buộc về giờ giấc cô đều vượt qua được. Xuất tiền thưởng “chuyên cần” hàng tháng của cô cao nhất xưởng.
Nhưng, có hai điều cô không thể quen được là không khí lạnh kinh khủng của công xưởng, hai là mùi tanh của thủy hải sản luôn phảng phất quanh cô.
Nửa năm sau, cô phải từ bỏ nơi đây tính kiếm việc làm ở chỗ khác. Cô bị viêm xoang rất nặng, cứ hết thuốc, là cái đầu như muốn vỡ ra.
Trước đó, cô có việc làm thêm là dạy tiếng Việt cho một chuyên gia Nhật. Anh này trước làm ngoài Hà Nội nay chuyển vào trong này. Anh đã học, đã biết tiếng Việt nhưng cần học bổ sung những từ phát âm bằng phương ngữ miền Nam.
Dần dà, giữa anh và cô có tình cảm khá thân thiện mặc dù anh ta hơn cô khoảng chục tuổi.
Khi được biết cô sắp nghỉ việc anh rất buồn. Vài ngày sau, anh can thiệp với ban giám đốc cho cô làm ở một bộ phận khác nhàn hơn, thu nhập cao hơn.
Một năm sau họ yêu nhau.
Một năm sau anh người Nhật tốt bụng chết, để lại cho cô một đứa con trai sáu tháng tuổi.
Cô Thanh Thanh vô cùng đau khổ nhưng cũng gượng gạo dần. Anh đi, nỗi trống vắng khá lớn nhưng khối tài sản anh để lại cho cô là đáng kể. Có thể nói, cả họ nhà cô được nhờ anh, vì anh mà đổi đời. Cô ý thức rất rõ điều này.
Bảy tám năm sau, nỗi đau mất người chồng yêu dấu mới nguôi dần, cô Thanh Thanh mới đi lấy chồng.
Lí do chính khiến cô chậm lấy chồng chính là đứa con đẹp trai, sáng sủa đáng yêu của cô. Cô nhìn đứa con như hình ảnh vô vàn yêu mến từ chồng cô. Cô tập chung sức nuôi con như một sự trả ơn cho người chồng xấu xố. Cô và cả họ nhà cô ý thức rất rõ chuyện này và cùng cưng chiều thằng bé hết cỡ.
Chồng sau của cô, vốn là bạn thân, đồng hương của cô, thấu hiểu tình cảnh của cô nên đã âm thầm yêu cô và vô cùng nhẫn nại chờ cô.
Họ sống với nhau được vài tháng thì xảy ra hàng loạt sự cố.
Một hôm, Cô Thanh đi vắng, anh chồng đang đun nồi thức ăn thì có điện thoại người quen ở xa đến có việc muốn phiền, anh chồng chị Thanh chạy vội ra ngoài hẻm.
Mười lăm phút sau trở về, căn nhà đang bốc khói nghi ngút. Cái nồi cá trên bếp ga hết nước đang cháy lớp dưới cùng, mùi cá cháy tỏa ra nồng nặc gian nhà.
Thằng bé đứng nép vào gần tủ. mặt tái xanh, miệng như cứng lại, nó không biết phải làm gì trước cảnh này mặc dù, chỉ cần tắt cái bếp ga là xong.
Anh Trương, chồng chị Thanh điên tiết lên, anh mắng cho thằng bé một trận rồi tiện tay quẳng cái nồi nghi ngút khói ra khỏi nhà, lăn lông lốc.
Một lần khác, chị cũng đi vắng, sớm ra hai cha con thỏa thuận sẽ ăn sáng bằng bánh mỳ pa tê. Hộp bánh vuông vức, nóng hổi anh mua về để đó, lấy phần mình ra phết bơ, pa tê vào rồi ăn vội, đi làm. Lượng pa tê, bơ, tương ớt có sẵn trong tủ lạnh, bánh thì còn cả xấp đủ cho hai người ăn trên bàn.
Buổi trưa anh về, thấy thằng bé nằm dài, mặt tái đi, nó vừa bỏ dở tiết học cuối về vì đói.
Xem đến ổ bánh và những thứ phụ liệu cho bữa ăn thấy vẫn còn nguyên đó, anh hỏi thằng bé thì kinh ngạc khi biết rằng: nó không biết phải làm gì để ăn được cả nên đành nhịn.
Anh mắng cho nó một trận và giận cô vợ mình về cái kiểu cưng con đến mức này, một thằng bé mười tuổi, cao gần mét sáu không biết làm, không phải làm bất cứ việc gì trong nhà cả.
Buổi tối đó, thực sự là một bi kịch trong mái nhà nhỏ này. sau khi nghe chồng phản ảnh lại tình hình cậu con qua mấy hình ảnh nêu trên, cô vợ tím tái mặt mày, cô cảm thấy như chính mình bị thương tổn, cô cảm thấy ông chồng cũ của mình bị xúc phạm, cô cảm thấy anh Trương thật đáng sợ, không đáng mặt làm đấng phu quân của cô mặc dù anh đã nín nhịn, chờ đợi cô suốt gần chục năm dòng.
Hai bên lớn tiếng với nhau và những ngày sau đó, họ gần như li thân với nhau.
Phần anh, dù yêu thương vợ đến mấy nhưng không thể đồng tình với cô theo cái kiểu dạy con đó. Sau đó, mẫu thuẫn bị đẩy lên đỉnh điểm, họ tạm chia tay nhau.
Hai năm sau, khi thằng bé chớm mười bốn tuổi thì một tin vui đến. Nhà nội nó ở bên Nhật tìm được tông tích thằng bé, đã về Việt Nam chuẩn bị đón cả mẹ con cháu sang Nhật.
Cả họ nhà này vui như tết, họ đếm ngày chờ đợi việc mẹ con cô Thanh Thanh xuất cảnh.
Trước đó, để “trả nghĩa” cho cô gái Việt Nam đã giữ lại dòng máu cho gia hệ kia (thằng bé là cháu đích tôn, cháu trai duy nhất của một dòng họ nhà chồng) Vị khách đến từ Nhật đã cho tiền, mua cho mẹ Thanh Thanh một ngôi nhà ở ngoại ô Sài Gòn để cùng đứa em cậu lên đó ở, dưỡng già khi Thanh Thanh đi định cư tại Nhật.
Sau hết, vị khách cũng dọn từ khách sạn về ở luôn với gia đình này vừa làm quen, vừa dạy tiếng Nhật cơ bản cho mẹ con Thanh Thanh để họ dễ hòa nhập nay mai.
Nửa tháng sau, đến lượt vị khách (là chú ruột thằng bé) phát sốt lên với thằng cháu mình. Ông chứng kiến một hình mẫu người không giống ai: chỉ có ăn và học, học rồi ngủ, ngoài ra không biết làm bất cứ việc gì. Thằng bé bắt đầu mập ú, nặng hơn sáu chục ký, phong cách chậm trịch như một ông già lẩm cẩm, ăn cũng chậm, mỗi khi gặp khó khăn trong việc bóc vỏ con tôm luộc hay xẻ nhỏ miếng trái cây cho dễ cầm nó đều phải nhờ đến mẹ.
Ông khách Nhật cực kỳ khó chịu và đến lúc ông không chịu được nữa ông đã nói thẳng với cô Thanh Thanh. Ông nói rằng nếu đưa thằng này trong cung cách như thế này về Nhật, sẽ mất cảm tình với cả họ. Về bên đó, thằng bé sẽ phải đi học, sẽ phải hòa nhập với những thanh thiếu niên mới, nơi mà con người được giáo dục rất cao về tính tự lập, nếu nó sống thụ động như thế này, sẽ dễ tạo mặc cảm xấu và khó trưởng thành.
Sau đó, theo yêu cầu của ông, mẹ cháu đăng ký cho cháu vào sinh hoạt trong một lớp hướng đạo sinh ở thành phố này để nâng cao những kỹ năng sống cho nó.
Một tháng sau, thằng bé có dâu hiệu trưởng thành và cô Thanh Thanh được mời dự một sinh hoạt chung với nhóm Hướng đạo sinh kia.
Tại đây, cô ngạc nhiên gặp lại anh Trương, chồng cô. Anh chính là Trưởng nhóm hướng đạo sinh nơi con cô sinh hoạt và là người đặc biệt quan tâm, giúp đỡ cho con chị trưởng thành nhưng anh đã dặn dò cháu không cho mẹ biết để khỏi anh hưởng đến đợt rèn luyện.
Kỳ sinh hoạt này và những biến đổi sau này ở Nhà Thanh Thanh đã làm cho đứa con thay đổi. Họ chờ ngày “cất cánh” rất an tâm và hào hứng. Đặc biệt, trong danh sách dự kiến, có cả anh chồng cũ của Thanh Thanh. Họ đã hiểu nhau hơn và người anh em đến từ Nhật cũng rất cảm thông với họ. Ông Nhật Bản rất biết ơn anh Trương về việc rèn rũa cậu bé vàng của dòng họ ông được như ngày nay.
Cuộc “Chạy” cho con tấm vé về Việt Nam
Năm 2010 tại Đường Bạch Đằng sân bay Tân Sơn Nhất có gia đình chị Bích là dân địa ốc thành đạt, cuộc sống của họ dồn dập những sự kiện trong hai tháng trời.
Hồi tháng mười, cả nhà mừng hết lớn khi lo cho đứa con gái đang học lớp mười một vào thẳng một trường đại học Mỹ. Bên đó sẽ lo hoàn thiện chương trình phổ thông cho cháu và sang năm, cháu sẽ vào một đại học danh giá tại Mỹ.
Một tháng sau.
Chị Bích suốt đêm trằn trọc không sao ngủ được. Đêm qua chị nhận được điện thoại của con. Cô bé cho biết tình hình bên đó có lẽ là gay, khó trụ được.
Cô con gái được bố trí ăn ở trong gia đình một vị Bác sỹ gần trường. Ở nhà này có bốn người và hai học sinh ngoại quốc trong đó có cô ở theo chương trình riêng của nhà trường. Cô gái con chị Bích và một đứa con gái nhỏ hơn nửa tuổi, người Lào. Bằng cách này, học sinh ngoại quốc sẽ ôn luyện ngoại ngữ, nắm bắt phong tục tập quán đất nước mỹ dễ dàng.
Cô con gái cho chị Bích biết rằng, căn biệt thự có diện tích gần một ngàn mét vuông, có rất nhiều việc để làm và những thành viên trong nhà, kể cả cô, phải làm những việc đó.
Với cô bé, những việc đó là một khó khăn và cũng là một cực hình. Cô đề nghị mẹ cô tìm cách cho cô về, hiện tâm lý cô rất căng thẳng.
Vậy là bà Bích lại chạy đôn chạy đáo, tìm thầy tìm thợ và chuẩn bị chi tiếp lối mười ngàn USD cho con về, cũng có nghĩa là bỏ luôn vài chục ngàn USD đã đóng góp để cô đi trước đây.
Giáp tết, cô gái gọi điện về. Mọi việc đã được giải quyết tốt.
Cô cho mẹ biết là sau một tháng, cô đã được gia đình kia kèm cặp, chỉ vẽ cho cách làm việc và nay, cô đã khá thành thục những công việc đó. Cô được gia đình đối xử rất tốt và cuộc sống rất vui, việc học hành cũng đã được cải thiện.
Cô cho mẹ biết, nhà chủ là một tập thể trí thức, ông là Bác sỹ giỏi, bà là nhân viên Nha khí tượng, đứa con lớn là dân nhạc họa, anh thứ hai tuy nhà thộc loại giàu có vậy, vẫn đi làm tiếp viên như thường.
Cả nhà họ đều có tác phong sống rất hòa đồng, yêu lao động và cởi mở. Thỉnh thoảng, khu phố có buổi lao động gây quỹ thiện nguyện, ông Bác sỹ cũng tham gia trực tiếp lao động rất nhiệt tình.
Ngay cô bạn học người Lào, cô cũng rất trội về khâu lao động, thậm chí khi nhà cần thay bóng điện hoặc sửa cái máy giặt bị hư nhẹ, cô ấy cũng biết làm. Hỏi ra, nhà cô ta là một doanh nghiệp lớn ở Thủ Đô Viêng Chăn, nhà cô ấy giầu có hơn nhà bà Bích nhiều lần.
Bà Bích “thở ra” được rồi, cứ nhẹ cả người. Thì ra, cái cách cưng chiều con cái của bà, suýt nữa gây cho bà một sự tốn kém khủng khiếp và làm đổ vỡ việc học hành của con bà.
Trên đây là hai ví dụ, hai hình ảnh khá điển hình về sự nuông chiều con của các bậc phụ huynh giầu có.
Nhưng thực ra, không phải chỉ có người giầu có mới cưng chiều con cái. Nhiều nhà nghèo cũng sở hữu chung cái kiểu cưng chiều đó và như vậy, hệ quả đầu tiên là triệt tiêu năng lực của con cái, khi đến tuổi trưởng thành, nó trở nên yếu ớt, hèn kém vô cùng và từ nền tảng đó, nó luôn tụt hậu, kém cạnh bạn bè và từ đây, nhiều chứng bệnh sẽ phát sinh.
Cái lỗi này không thuộc về con cái, nó nằm gọn trong ý thức của các bậc phụ huynh.
Nguyễn Huy Cường