Hotline: 0968133153
Tin tức hoạt động được Trung tâm cập nhật liên tục
Cổ nhân nói: biết mình, biết ta, tăm trận trăm thắng. Chữ “Biết” chính là chữ hiểu. Với một vấn đề, hiểu sâu sắc, hiểu cặn kẽ, hiểu rộng dài đến cả những mối liên quan của nó thì việc giải quyết vấn đề sẽ nhẹ nhàng, hiệu quả hơn..
Vì sao bên kia không nghe điện thoại ?..
Một lần một khách hàng đến tư vấn, Anh chàng này rất đau khổ, phiền nào khi người yêu nhiều lúc không nghe máy điện thoại, không đáp ứng tin nhắn, không gọi lại cuộc gọi nhỡ, anh cho đó là những biểu hiện ghê gớm, báo hiệu một tình trạng xấu phải “ra tay” ngay kẻo muộn.
Nhà tư vấn nghe anh ta tóm tắt xong thì xin lỗi và mời anh ta uống nước, đọc báo chờ một lát để xem xét sau khi làm nốt phần việc còn dở dang.
Thời gian chờ này kéo dài khoảng 25 phút.
Sau đó, anh được nhà tư vấn giao cho một xấp ba tờ giấy khổ A 4 và được đề nghị ngồi đó, viết ra tất cả những lí do có thể dẫn đến việc phía bên kia không nghe điện thoại và không hồi đáp tin nhắn.
Anh chàng cặm cụi làm, được mươi “nút” anh ta “trả bài”.
Nhà tư vấn phải mất ba lần không nhận bài và chỉ ra còn thiếu rất nhiều điểm, đề nghị anh ta làm tiếp.
Cuối cùng, có vô số lý do được viết ra, gần kín ba mặt giấy nhưng nhà tư vấn nói rằng vẫn thiếu và trong nháy mắt, ông bổ sung hàng chục lý do khác, trong đó có những lý do có vẻ kỳ quặc là ….không vì khó khăn gì cả, chỉ vì bên kia muốn miễn tiếp hoặc vừa mất điện thoại mà thôi.
Vấn đề bị đẩy lên thành mâu thuẫn, thành nỗi bức xúc của anh chàng này qua 25 phút quan sát của Nhà tư vấn là anh này thuộc loại “Sống để gọi điện thoại”. Anh không có một phút rảnh tay nào ngoài chiếc điện thoại, liên tục các cuộc gọi đến, gọi đi và đọc, trả lời tin nhắn.
Chính vì “suy bụng ta”, suy từ cách sống của mình, anh nghĩ thiên hạ ai cũng khoái cái điện thoại, ai cũng thích giao tiếp bằng điện thoại , ai cũng coi điện thoại là nguồn vui, là lẽ sống nên khi thấy ai đó khác mình là anh ta thấy dị cảm, thấy khó hiểu.
Khi đã bức xúc rồi, anh không còn được sự khách quan, khoa học trong tư duy để nhìn nhận ra hàng trăm lý do bên kia không nghe điện thoại.
Chính vì việc HIỂU vấn đề rất nhỏ này mà tình hình nhiều khi rối lên, quan hệ dễ bị thương tổn hoặc có thể đổ vỡ.
Câu chuyện đổi tượng thật lấy tượng giả.
Nếu chỉ cầm vào yếu tố giá trị, thật và giả, đắt và rẻ thì câu chuyện trên đây có vẻ vô lý và người nghe thấy bức xúc, nghi ngờ.
Nhưng nếu nhìn vào nhiều góc độ khác, chính là HIỂU vấn đề bằng nhiều “ngưỡng” khác thì sẽ bật ra vấn đề ngay.
Tôi đã làm một thực nghiệm đơn giản với một cô giáo dạy nhạc khi tôi và cô đi dự một đám tiệc rất trọng thể có xe đưa, xe đón.
Lúc đi, chúng tôi đi trên một chiếc xe Audi . Lúc về chúng tôi được ngồi trên một chiếc xe Gez của Hàn quốc.
Chiếc xe Gez mới, nhỏ xinh, luồn lách giỏi, cho chúng tôi cảm giác tốt hơn khi vượt qua chặng đường ưa tắc nghẽn lúc đi, về nhà sớm sủa..Xe này chồng ồn rất tốt, trong xe mở điệu nhạc du dương, êm ái. Xuống xe tôi hỏi cô giáo thích chiếc xe nào hơn?.
Cô giáo trả lời rất vô tư: cô thích chiếc xe Gez hơn ( giá của chiếc xe Audi bằng gần mười cái xe Gez) Cô còn nhận xét chiếc xe Audi …xấu hơn chiếc xe Gez!.
Điều dễ hiểu là cô này không biết gì về xe cộ cả.
Cô thích chiếc Gez vì cảm xúc. Cô thấy nó nhỏ nhắn, cân đối, dễ thương nên cô thích, thế thôi!.
Trở lại viên chức đã tráo pho tượng.
Có một sự thể là pho tượng thật rất xấu.
Pho tượng người đào giếng nộp lại rất đẹp.
Anh này có trong tay hai bức tượng.
Thực chất, anh ta chỉ là một viên chức hạng nhỏ ở tỉnh lẻ, không phải chuyên gia về đồ cổ.
Vậy thì, khi có cơ hội, anh ta giữ lại pho tượng mà – anh – ta – cho – là – đẹp hơn.
Chuyện thật giản đơn!. Anh nay và cô giáo kia HIỂU sự vật bằng XÚC CẢM.
Câu chuyện về tấm vé độc đắc bị chiếm dụng.
Theo lời khai của người mất tấm vé, khi chị kia gọi điện nói ông ta mang tấm vé sang nhà chị ta so thì ông ghé sang ngay.
Đến đây chị ta so và công bố tấm vé trúng giải khuyến khích trị giá 100 triệu.
Chị ta đòi giữ lại tấm vé để mai lãnh thưởng, ông có vé đồng ý.
Ông có vé đồng ý cho chị này 50 triệu ( bằng nửa tấm vé.)
Hãy dừng lại ở đây thôi.
Chúng ta đưa chữ HIỂU vào cuộc.
Để hiểu rõ từng vấn đề, ta dùng công cụ là 05 dấu hỏi như sau:
1- Liệu một người bình thường có dễ bị sai khiến, gọi ra là phải đem tấm vé ra so ngay như mô tả trên đây không?. ( cần hiểu thêm là ông này biết so trên điện thoại di động, là người có thói quen chơi vé số) Không dễ gì để bà kia biết hôm nay ông có mua vé hay không, mua tấm vé có số độc đắc hay không mà gọi cái, “trúng” ngay.
2- Liệu người bình thường khi nghe người ta nói vé trúng có dễ tin như vậy không hay phải dành lấy, chính mình so cho “chắc ăn”?.
3- Liệu một người còn phải đi làm thợ phụ hồ ( lương khoảng 3- 5 triệu một tháng) có dễ dãi cho một người khác chỉ có “công” so dùm một giá trị bằng lương cả năm đi làm của mình không?)
4- Liệu một người bình thường, có tấm vé trúng 100 triệu ( thực ra là 1,5 tỉ đồng) sau khi biết trúng có yên tâm để cho người khác giữ dùm tấm vé qua đêm không?. Nếu chị ta quên khi giặt quần áo vò mất thì sao?. ( cần biết rằng tính ông này rất thận trọng, ông có 3 tờ vé, khi bà kia gọi, ông chỉ đem ra một tờ, còn để ở nhà 2 tờ)
5- Nếu biết mình trúng 100 triệu đồng, nếu phải cho, thì những đối tượng như vợ, con, anh em ruột thịt có được lên phương án không, họ sẽ được cho bằng, hơn hay kém chị “người dưng nước lã” chỉ có “công” so dùm kia?, nếu cho chị kia mất một nửa rồi thì những người thân yêu khác và bản thân mình còn bao nhiêu?. Như vậy, nhân vật trúng số này có dễ “cho” như vậy không?.
Câu trả lời hiển nhiên cho cả 5 câu hỏi này là KHÔNG.
Và khi đã trả lời , cũng như đã hiểu là KHÔNG, thì mọi tiên đoán cho vụ việc này sẽ sát hơn.
Vụ việc này hiện đang được cơ quan CSĐT Tiền Giang làm rõ nhưng rất có thể, nó xảy ra một kịch bản giả định như thế này.
Ông trúng vé số kia đã biết mình trúng 3 tấm vé.
Ông quyết định dùng một tấm cho “Việc riêng”.
Ông đem tấm vé này ra khoe với bà kia, hứa sẽ cho bà kia một phần để đền đáp một “cái gì đó”.
Bà kia có “quan hệ đặc biệt” với ông. Bà giả vờ không tin đòi xem tấm vé. Ông thò ra bà cướp lấy xong giấu đi, dùng kế nhũng nhẵng kiểu già nhân ngãi non vợ chồng, hứa hôm sau lĩnh sẽ lấy phần mình “cho chắc” rồi còn lại trả ông.
Ông truy hoài không lấy lại được, kế đó ở nhà bà xuất hiện hoàn cảnh không lợi cho việc ông có mặt ( chồng, con bà này vừa về) thế là ông đành ra về.
Về nhà đủ thời gian suy nghĩ, hơi tiếc, hơi hoang mang, hơi sợ mất nên hôm sau đã ráo riết đòi lại.
Bà kia, sau một đêm, đã “khôn” lên rất nhiều và ý thức chiếm đoạt rõ hơn.
Bà biến vụ việc “lằng nhằng dễ thương” chiều hôm trước thành một khả năng chiếm hết tấm vé. Bà nhờ cậu em ở xa lãnh dùm .
Hết.
Đó, chữ HIỂU,khi nâng tầm lên thành hiểu theo Giá trị, nó sẽ là chìa khóa mở toang vụ này.
Ý kiến của Nhà tư vấn.
Với ba bài “Bàn về chữ hiểu” cùng hai bài toán cụ thể trên đây, hẳn bạn đọc dễ nhận ra một điều: để giải quyết tốt một vấn đề, dù rắc rối đến đâu, khó chịu đến đâu nhưng nếu khâu tìm HIỂU, khâu minh xác thật tốt, rành mạch, vô tư và có kết quả tốt thì khâu giải quyết sẽ rất nhẹ nhàng.
Trong nghiệp Tư vấn của mình, việc tìm hiểu kỹ các nhân tố đang xảy ra xung quanh vụ việc là một khâu được ưu tiên.
Việc mời anh chàng thắc mắc về chuyện người yêu không nghe điện thoại trên đầu bài ngồi chơi xơi nước 25 phút chính là như vậy.
Chính trong thời gian đó, Nhà tư vấn hiểu được anh ta là ai và việc giải quyết dễ dàng hơn.
( kỳ sau sẽ đăng vài ý kiến phản hồi của bạn đọc xung quanh vấn đề này)
Nguyễn Huy Cường