Hotline: 0968133153
Tin tức hoạt động được Trung tâm cập nhật liên tục
Nước ta có rất nhiều truyền thống tốt đẹp trong nền tảng đạo đức được sử sách ghi nhận. Riêng quan hệ vơ chồng, được gọi là quan hệ “Cốt nhục” thiêng liêng cũng được mô tả bằng bao nhiêu lời văn cao đẹp. Thật ấm lòng
Từ một cuộc thi.
Nhưng, đó đây cũng tồn tại rai rẳng một định kiến không mấy tốt đẹp, được phát biểu rằng: Nếu trong những phân xử, những chọn lựa mà phải chọn giữa cha, mẹ và vợ thì không chọn …vợ!. Cái lí cúa nhưng phát biểu này rất đơn giản là vì nếu mất vợ có thể lấy vợ khác nhưng nếu mất cha mẹ thì không thể tìm lại được.
Điều này không hiếm trong dân gian nhưng nó được ghi nhận bằng văn bản khá rõ tại một cuộc thi cấp Quốc gia vào năm 2001 trên một tạp chí lớn.
Trong suốt sáu tháng có nhiều hướng chọn lựa như vậy dành cho câu hỏi : Trên một chuyến phà đắm, có một gia đình gồm bà mẹ già, cậu con trai mươi tuổi, vợ và anh chồng. Câu hỏi nhân vật là chồng: Nếu chỉ cứu được một người thì anh cứu ai?. Nếu cứu được hai người thì anh cứu ai?.
Tôi đặc biệt quan tâm đến cuộc thi này không phải vì nội dung khắc khoái của nó mà vì trong từng ấy thời gian, rất nhiều người chọn lựa theo cách chỉ cứu mẹ và con, còn vợ thì …bỏ!.
Có “thí sinh” còn cho đó là “đạo lí dân tộc” hẳn hoi và nhận được nhiều sự tán dương.
Tôi đi công tác dưới tỉnh nhiều, đem theo cuốn tạp chí này và có mời vài người dạng có học, có danh phận tham gia “giải tỏa” nội dung câu đó của cuộc thi này thì cũng không ít người chọn lựa theo kiểu như vậy.
Và, một hình ảnh đau lòng xuất hiện, ở những nơi ấy sau khi những “Nhà đạo đức” kia phát biểu ở nhà họ đã xảy ra những va chạm, xung đột lập tức, có chỗ biến thành xung đột, thậm chí đe dọa đổ vỡ…
Có bà cụ ở Vĩnh Phúc sau khi nghe con mình là một ông giáo nói vậy, bà cụ lắc đầu phán một câu rất gọn”Hỏng”!.
Khi tôi tiếp xúc bà cụ này, cụ nói ra một sự thể dễ rùng mình: Anh thử nghĩ xem, trong trường hợp chỉ cứu được một người nó cứu tôi, còn vợ con nó chết hết thì cái nhà này thật vô phúc. Bà lão hơn bảy mươi khô héo thì sống nhăn răng, thằng cu cháu đích tôn hiếm hoi của cả dòng họ kia thì biến mất thì tôi sống sao nổi!. ( vợ chồng anh kia thuộc dạng hiếm muộn, khó đẻ, phải nhờ y học tiên tiến can thiệp nhiều lần , đến năm 37 tuổi mới có một đứa con).
Rõ ràng, ý tứ của những “cao nhân” kia không thể coi là đáp án đúng của bài toán nhân sinh. Số đông người phát biểu hồi đó cũng bộc lộ một “Truyền thống” không hay ho trong ý thức hệ dân tộc khi công khai xem thường tình cốt nhục, nghĩa vợ chồng như hàng loạt ý kiến nêu trên.
Đến khi không chịu được nữa, tôi viết một bài nói rõ ý mình trong một bài viết.
Bài này gửi bằng đường Bưu điện đến tạp chí này tại Hà Nội vào lúc cuộc thi đã khép lại và thật bất ngờ, nó được Ban giám khảo cho đăng và trao giải …Nhất!.
Thật may là cái “hậu” này cứu cả một cuộc thi, cứu cánh đàn ông khỏi những bi kịch gia đình.
Hôm nay tôi cho đăng lại tại đây, như một trao đổi chân tình với giới mày râu khi hoàn cảnh đặt ta vào những lựa chọn quyết liệt, khắc khoái như nói trên.
Trước khi hô to quan điểm làm chồng, hãy nói thật, nói đĩnh đạc lên quan điểm của con người. Hạnh phúc sẽ đến với bạn.
Những thử thách như thế này sẽ giúp bạn Trưởng thành hơn.
Dưới đây là nội dung bài viết hồi đó trên tạp chí “Thế giới trong ta”.
TÔI SẼ CỨU BẤT KỲ AI
Trên tạp chí “Thế giới trong ta” số 135, tháng tư năm 2001, có đăng nội dung một cuộc thi mang tên “nếu là bạn” với giả định: trên một chuyến phà đắm, có một gia đình gồm hai vợ chồng tầm bốn chục tuổi, bà mẹ chồng 67 tuổi, đứa con trai yêu quý 10 tuổi, người chồng biết bơi còn 3 người kia thì không, câu đố đặt ra, nếu là người đàn ông kia, khả năng chỉ cứu được một người, bạn sẽ cứu ai, nếu cứu được hai người , bạn sẽ cứu ai?
Trước khi nêu ý tôi, xin được trao đổi về cách lựa chọn của bà Ma Thị Sửu ở xã Tích Lương, TP. Thái Nguyên, ý kiến này xem ra có thể là ý kiến khá “chung” nhất, trong khi tôi khảo sát ý kiến nhiều bạn đọc, bạn viết trước khi viết bài này.
Bà Sửu cho rằng, nếu chỉ cứu được một người thì sẽ cứu mẹ, theo bà Sửu, những cái đó “tạo bởi bản sắc dân tộc”, đã ngấm vào máu thịt, không cần suy nghĩ gì cả.
Ở ý thứ hai, nếu cứu được hai người, bà Sửu cho rằng sẽ cứu bà mẹ và đứa con chứ không phải là vợ, ý này nêu là, đứa con quý lắm, nó là kết tinh của anh và chị, nó chưa được hưởng một chút gì của cuộc sống muôn mầu muôn vẻ. Bà Sửu cho rằng, với tuổi bốn mươi, anh ta hành động theo lý chí chứ không phải bằng tình cảm bồng bột nữa nên sẽ bỏ cô vọ, cứu hai người kia!.
Cần phải nói ngay rằng, những ý kiến của bà Sửu cần được xem lại, bằng việc xin được hỏi bà Sửu vài câu hỏi sau đây:
Một là, trong thực tế, dù cho biết bơi giỏi thật, vướng vít xe cộ, số người lâm nạn quá nhiều cùng với gia đình kia, phà lại đắm về đêm, trong bão tố thì nếu là người có đạo đức,có lý trí có thể đạp bỏ bao nhiêu người khác để tìm con hay tìm mẹ mình được không? Nếu phải bỏ cơ hội cứu được vài người để cứu mẹ mình, cái dó có phải “bản sắc dân tộc” Viêt Nam hay không?.
Hai là, nếu bà Sửu là người mẹ kia, với 67 tuổi, cái tuổi nhiều người không đắm phà cũng chết rồi, đã trải qua bao nhiêu là vui buồn sướng khổ rồi, nếu được con trai cứu để rồi sống thêm vài năm trong niềm đau khổ tột cùng khi đứa cháu kia (có thể là đứa cháu đích tôn, cháu trai duy nhất của một dòng họ hiếm hoi) đã biến khỏi cõi đời thì bà nghĩ sao, bà có thấy ân hận khi chỉ vì mình mà con nó bỏ đứa cháu yêu quý kia không?
Ba là, nếu bà Sửu là một người chồng trong hoàn cảnh ấy, cứu được mẹ rồi, con rồi mà vĩnh viễn phải xa người vợ nhất mực thủy chung, về sau mãi không thể tìm ra một người thay thế trọn vẹn như vậy, mà khi còn sống, cô ta không những là vợ mà còn là người bạn tri âm, tri kỷ, là năng lực sống dồi dào, đã từng cùng chồng trải qua muôn vàn gian khó của cuộc sống khó khăn bấy nay, bây giờ cuộc sống mới có cơ dễ chịu và thật sự hạnh phúc, cô ta đã từng đóng góp không nhỏ tình cảm, tiền bạc, thậm chí không thể thiếu trong việc tạo lập và giữ vững cuộc sống gia đình thì sao đây, thưa bà Sửu???. (điều này rất nhiều trong xã hội, có những cô dâu, sau khi về nhà chồng, bằng những đóng góp của mình đã làm thay đổi diện mạo, nội dung cuộc sống vốn tù túng, bất cập của nhà chồng, tạo nên một trang mới thật đáng kể, thật vui trong cuộc sống chung).
Về phía mình, kể như tham gia giải câu hỏi này bằng lời giải chính thức là: Nếu là tôi, tôi sẽ cứu bất kỳ ai xem ra thuận lợi nhất, kể cả người ngoài, tất nhiên là sẽ có nỗ lực cao nhất để hướng tới những người thân yêu của mình. Còn trong những người thân, tôi không bao giờ lên giá từng người. Đây là một câu đố mang tính trắc nghiệm, tâm lý, nó có sức khái quát cao thì không nên lấy những lý sự cụ thể để lý giải. Ở mỗi hoàn cảnh, tình cảm giữa các đối trọng thường thay đổi, không ai giống ai, nếu quy chuẩn nó, một là vô tình trở thành kẻ vô tâm với người này hoặc người kia, tạo nên những tình huống thật, gây không khí khó ở trong gia đình, vô tình tạo nên sự rạch ròi không mấy nên thơ trong đời sống tình cảm, nhất là tình vợ chồng, vốn được coi là (cốt nhục) xưa nay.
Cuộc thi có hai vế, vế đố “nếu là gái” tôi rất thú vị nhưng không tham gia, tôi không bao giờ phát ngôn những điều mình không nắm vững. Nói vậy nhưng tôi vẫn rời nhà 120km đến sài gòn để mua tạp chí và háo hức chờ xem lời giải vế này của bạn đọc.
Chúc tạp chí ngày càng trưởng thành hơn và sẽ là niềm vui thường trực của bạn đọc.
Nguyễn Huy Cường
( Tiếp theo , bổ trợ cho đề tài này sẽ có một câu chuyện “Vào tù chọn chồng” để làm rõ hơn nội dung trên đây, mời Quý bạn đọc đón coi.)